• Củ hủ dừa là gì?

    Củ hủ dừa là phần lõi của ngọn dừa, củ hủ dừa có màu trắng, non, ăn rất giòn và ngọt. Thực phẩm sạch củ hủ dừa rất được người Việt Nam ưa chuộng và đánh giá cao bởi sự quý hiếm của nó, rất khó để tìm ra củ hủ dừa để ăn vào những lúc mình muốn. Ngày nay cùng với sự phát triển của cây dừa, củ hủ dừa cũng được biết đến nhiều hơn như một loại thực phẩm quan trọng trong ẩm thực Việt.

    Xuất xứ: Miền Tây: Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bạc Liêu...

    Củ hủ dừa là gì? - Nôn sản Vũ Lâm

    Quy trình tạo ra củ hủ dừa

    Củ hủ dừa có được khi người nông dân đốn bỏ cây dừa để thay bằng giống dừa khác phù hợp hơn hoặc thay bằng giống cây trồng khác, khi đó trên cây dừa có một bộ phận có thể bán được ngay đó là củ hủ dừa, người nông dân mang củ hủ dừa bán cho các nhà buôn, các nhà buôn dạt vỏ cứng bên ngoài bỏ và lấy phần lõi cây dừa là củ hủ dừa phân phối cho các đại lý trên toàn quốc.

    Tác dụng của củ hủ dừa

    Củ hủ dừa ăn rất nogn nhưng không mấy ai biết tác dụng của củ hủ dừa, một số công dụng nổi bậc củ hủ dừa như: củ hủ dừa giàu chất sơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, có chứa nhiều chất sắt, ma-giê, kẽm, củ hủ dừa không chứa cholesteron, không chứa chất béo bão hòa….

    Cách sơ chế củ hủ dừa

    Cách sơ chế củ hủ dừa theo kinh nghiệm dân gian: Trước khi chế biến củ hủ dừa, thì lấy củ hủ dừa thía lát hoặc cắt khúc, sau đó ngâm vào nước đá có hòa nước cốt chanh tươi, mục đích là để cho củ hủ dừa giữ được độ trắng và giòn khi chế biến.

    Củ hủ dừa là gì? - Nôn sản Vũ Lâm

    Cách bảo quản củ hủ dừa

    Củ hủ dừa là thực phẩm để lâu sẽ già dần theo quá trình tự nhiên, nhưng nếu có cách bảo quản sẽ giữ được tươi lâu hơn, sau đây là một số cách mọi người hay làm: Bí quyết dễ nhất là hãy ngâm củ hủ dừa trong nước cho củ hủ dừa không bị khô mà luôn mọng nước, hoặc có thể để củ hủ dừa trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần, nếu những phần chuyển sang già nhanh sẽ dùng để chế biến một số món ăn nấu chín thay vì ăn sống như lúc ban đầu.

    Có một cách nữa để bảo quản củ hủ dừa là dùng củ hủ dừa để làm chua, người ta đã nghĩ ra cách đem ngâm hèm vừa để trữ cổ hũ dừa lâu hỏng vừa cho ra đời một thành món ăn lạ. Hèm ở đây tức là bã cơm rượu gạo hay nếp còn lại sau khi đã kháp xong một vại rượu. Phần bã này thường được người ta tận dụng để nuôi heo, có vị chua và mùi thơm đặc trưng. Muốn ngâm cổ hũ dừa, phải chọn loại hèm vừa mới dở, không nóng nhưng phải còn âm ấm, sau đó dùng rổ lược bỏ phần xác cơm, chỉ chừa lại phần nước và cho cổ hũ dừa vào ngâm như ngâm dưa.

    Muốn cổ hũ dừa mau chua, mau ăn, người ta có thể xắt sợi trước khi ngâm, sau một ngày là có thể ăn được. Cổ hũ dừa khi này có vị chua như dưa ngâm, ăn rất ngon và không ngán. Cái độc đáo là món ăn có mùi thơm rất lạ của hèm, vừa âm ấm hơi rượu, vừa thoang thoảng chút men.

    Khi ăn, cổ hũ dừa được vớt ra, xả thật sạch, vắt cho thật ráo, sau đó đem xào tôm hay thịt hoặc trộn gỏi. Tuy nhiên, vì món ăn chua chua nên dễ gây xót ruột nếu dùng nhiều. Do đó, dù món ăn có ngon thế nào, cũng chỉ nên ăn vừa phải, kèm với những món khác cho cân bằng.

    Củ hủ dừa làm gì ngon

     

    “Củ hủ dừa làm gì ăn?” đó có lẽ là câu hỏi của rất nhiều người, có người thậm chí còn chưa một lần ăn củ hủ dừa sống dù chỉ một lần! nhiều người miền Tây nói cuộc sống vậy là quá phí, người do thái cũng có quan niệm sống là để hưởng thụ, sống là để ăn, truyền thống kinh doanh của họ thuộc loại giỏi nhất thế giới, thông minh nhất thế giới, họ cũng rất hào phóng cho cái bụng, bởi họ nghĩ làm ra rất nhiều tiền để làm gì để rồi chết đi không được ăn?

    Ngày nay việc mua củ hủ dừa khá dễ dàng, khách hàng có thể tìm mua online chỉ với một cuộc điện thoại, việc tiếp theo là cách làm củ hủ dừa như thế nào, tất cả đều có hướng dẫn chi tiết trên các trang web thực phẩm.

    Các món ăn từ củ hủ dừa

    Trước đây củ hủ dừa chỉ được dùng để ăn sống là chủ yếu. Nhưng giờ đây cùng với sự phát triển của cây dừa, củ hủ dừa được dùng để thay thế một số loại thực phẩm khác trong ẩm thực, các đầu bếp chuyên nghiệp, nội trợ, các cuộc thi cũng sáng tạo nhiều cách chế biến củ hủ dừa độc đáo, khác lạ mang đậm tính đặc trưng văn hóa ẩm thực Việt, các món ăn từ củ hủ dừa nổi bậc như là: Gỏi củ hủ dừa, Củ hủ dừa xào, Củ hủ dừa kho thịt, củ hủ dừa nấu canh, củ hủ dừa hầm xương, gỏi củ hủ dừa chay, củ hủ dừa kho chay…

    Gỏi củ hủ dừa

    Cách làm gỏi củ hủ dừa ngon có rất nhiều, cách mà nhiều người lựa chọn nhất là gỏi củ hủ dùa tôm thịt, điều đó thể hiện qua việc mọi người thường hay hỏi nhau về cách làm củ hủ dừa tôm thịt ngon, thật ra cách trộn gỏi củ hủ dừa ngon không hề khó, làm gỏi củ hủ dừa thích hợp với những người thích vị ngọt mát của củ hủ dừa sống thì có thiết chế biến món củ hủ dừa bóp xổi, hay gỏi củ hủ dừa tôm thịt, vì như vậy sẽ giữ được độ giòn ngọt và thanh mát từ nguyên liệu này.

    Sau đây là cách làm món gỏi củ hủ dừa cực ngon:

    Nguyên liệu và sơ chế:

    Cổ hũ dừa: 250g thái lát mỏng, ngâm nước đá lạnh có vắt chanh tươi ngâm khoảng 5 -> 7 phút vớt ra để ráo.

    Tôm sú: 200g luộc chín, bóc vỏ, bỏ đầu, xẻ phần lưng nhưng không đứt hẳn.

    Thịt ba chỉ: 200g luộc chín, thái chỉ dài 6 -> 7cm.

    1 củ cà rốt thái sợi, 1/2 củ hành tây bỏ vỏ, thái lát mỏng ngâm trong hỗn hợp chanh đường.

    100g lạc rang vàng, 1 quả ớt sừng bỏ hạt thái sợi, 50g hành phi vàng , húng trũi, rau răm thái làm 2, 3 phần, tỏi boc vỏ đập dập băm nhuyễn, chanh tươi vắt nước bỏ hạt hoặc dấm thanh, nước mắm ngon, đường kính, phồng tôm chiên ăn kèm.

    Cách pha nước sốt và chế biến:

    Nước sốt làm theo tỷ lệ sau: 1 chanh(quất) + 1 mắm + 2 đường khuấy đều.

    Cho cổ hũ dừa, tôm thịt, cà rốt, tỏi băm, hành tây vào bát sau đó dưới một phần nước sốt trộn đều để khoảng 2 phút rồi gạn bỏ hết nước, tiếp theo cho rau húng trũi, rau răm, lạc rang và phần nước sốt còn lại trộn đều, cuối cùng cho ra đĩa rắc hành phi lên trên ăn kèm với phồng tôm.

    Lưu ý: Có thể thay tôm thịt bằng hải sản hoặc tai heo, nếu muốn có món nộm chay thì bỏ tôm thịt.

    Gỏi củ hủ dừa chay

    Gỏi củ hũ dừa chay nổi tiếng ngon giòn và ngọt mát. Để đảm bảo 2 yếu tố trên cho món gỏi này đòi hỏi người làm phải thật khéo léo và sơ chế đúng cách củ hũ dừa cùng các nguyên liệu khác.

    Nguyên liệu:

    + 300g củ hũ dừa.

    + 100g đậu phộng.

    + 50g tàu hũ ky.

    + 2 miếng đậu hũ

    + 1 quả ớt chuông.

    + ¼ quả thơm.

    + Rau răm.

    + Giấm ăn, chanh, nước tương.

    + Đường cát, đường phèn, muối, tiêu.

    Thực hiện:

    + Củ hũ dừa rửa sạch, sau đó cắt lát mỏng và cho vào âu nước chanh pha loãng ngâm để củ hũ dừa không bị thâm và biến chất.

    + Đậu hũ đem chiên vàng rồi gắp ra để nguội. Đậu nguội cắt sợi nhỏ. Tàu hũ ky chiên vàng giòn rồi bẻ miếng nhỏ.

    + Ớt chuông rửa sạch, bỏ ruột và cắt sợi nhỏ. Dứa gọt vỏ, cắt miếng nhỏ.

    + Rau răm nhặt kỹ, rửa sạch rồi để ráo nước. Đậu phộng rang vàng, bóc vỏ và giã dập.

    Cách làm:

    + Cho dứa vào khoảng 200 – 300ml nước nấu sôi khoảng 15 phút. Tiếp đến cho đường phèn cùng nước tương và muối vào nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Lọc lấy nước dứa để dùng một phần làm nước trộn gỏi, phần còn lại đem bảo quản để dùng dần.

    + Thêm 1 muỗng giấm ăn, 1 muỗng nước cốt chanh cùng 2 muỗng đường vào bát nước dứa khuấy đều để hỗn hợp có vị chua ngọt vừa ăn làm nước trộn gỏi.

    + Cho củ hũ dừa, ớt chuông cùng đậu hũ, tàu hũ ky vào âu trộn đều rồi rưới hỗn hợp nước trộn gỏi vào trộn đều để nguyên liệu ngấm gia vị.

    + Cuối cùng, thêm rau răm và đậu phộng vào trộn một lần nữa cho đều rồi là hoàn thành.

    Củ hủ dừa xào

    Củ hủ dừa xòa tôm

    Món ăn thường được người dân ưa chuộng là củ hủ dừa xào tôm. Sau khi ngâm nước đá thì đem trụng sơ qua, cà rốt thái sợi, cần tàu thái khúc. Tôm tươi làm sạch rồi cho vào phi thơm với tỏi. Sau đó cho cà rốt, củ hủ dừa, nước màu và nêm dầu hào, gia vị, bột nêm, đường. Khi món xào chín thì cho cần tàu thái khúc vào trộn đều, nhắc ra và rắc tiêu ăn với cơm trắng, nước tương mắm ớt

    Củ hủ dừa xào thịt bò

    Nguyên liệu:

    + 300 gram cổ hũ dừa

    + 200 gram thịt bò.

    + Tỏi băm, hành lá, cà rốt, hành tím.

    + Gia vị

    Chế biến:

    + Cổ hũ dừa xắt lát, ngâm vào nước lạnh có vắt chanh cho trắng và giòn ngọt, ướp thịt bò với ½ thìa cafe hành tím, ½ thìa cafe tỏi, bột nêm,dầu ăn trộn đều cho ngấm, cà rốt thái miếng, hành lá thái nhỏ.

    + Phi thơm hành tím và tỏi băm, cho thịt bò vào xào trên lửa lớn khoảng 1 phút. Sau đó trút thịt bò ra đĩa, phi thơm hành tỏi cho cổ hũ dừa, cà rốt vào xào tiếp theo cho thịt bò vào xào cùng để lửa lớn đảo nhanh tay, nêm gia vị vừa ăn, cho hành lá vào tắt bếp. Dọn cổ hũ dừa xào thịt bò ra đĩa rắc tiêu và thưởng thức.

    Lưu ý : Không xào cổ hũ dừa lâu quá, sẽ mất giòn, không ngon.

    Củ hủ dừa kho thịt

    Củ cổ hũ dừa kho thịt nguyên liệu và chế biến.

    Nguyên liệu:

    500g thịt đùi heo, 300g cổ hũ dừa, 1 trái dừa, 1 muỗng tỏi băm, hành lá, 1 trái ớt sừng, gia vị: muối, nước mắm, bột ngọt.

    Thực hiện:

    Thịt heo đùi rửa sạch với nước muối, cắt từng miếng vuông vừa ăn, ướp gia vị: tỏi băm và muối, bột nêm. Cổ hũ dừa cắt thành từng khúc. Cho thịt heo đã ướp vào nồi với 1/3 nước trái dừa vào, bắc lên bếp nấu sôi, trở thịt cho đến cạn nước dừa. Tiếp tục cho phần nước dừa còn lại vào, sau đó cho tiếp cổ hũ dừa vào kho chung.Ớt sừng rửa sạch, chẻ đôi, cắt khúc cho vào nồi thịt kho. Khi nước trong nồi rút cạn, chuyển sang màu vàng, nêm thêm nước mắm cho đậm đà.

    Củ hủ dừa kho chay

    Ngoài việc chế biến thành món mặn, củ hũ dừa còn được sáng tạo với món củ hủ dừa kho chay đặc biệt hấp dẫn.

    Nguyên liệu:

    + 0,5g củ hũ dừa.

    + 150g chả chay.

    + sả bằm, ớt, ngò.

    + 1 miếng đậu hũ chiên.

    + Dầu ăn, muối, đường

    + Hạt nêm, nước tương.

     

    Thực hiện:

    Củ hũ dừa rửa sạch, xắt đôi, rồi xắt lát. Chả chay xắt đôi, xắt miếng. Đậu hũ chiên xắt làm đôi. Bắc chảo nóng, phi thơm tỏi, sả, ớt cho thơm. Cho củ hũ dừa xào săn, cho tiếp đậu hũ, chả Sau đó nêm 3 muỗng canh nước tương, 2 muỗng cà phê đường, 2 muỗng cà phê hạt nêm, ít nước lọc, kho 15 phút cho củ hũ dừa chín và thấm đều gia vị.ủ hũ dừa chín múc ra đĩa, ăn kèm cơm trắng

    Củ hủ dừa nấu canh

    Canh củ hủ dừa nấu thịt viên

    Chế biến món này cần nhiều nguyên liệu và cầu kỳ hơn gồm thịt xay ướp, củ hũ dừa, đậu Hà Lan, ngôn bao tử, nấm đông cô, rau mùi, bột nêm, gia vị, đường, tiêu.Thịt xay sau khi ướp gia vị thì trộn đều, vo viên tròn sau đó cho vào nước dùng nấu, nêm gia vị, bột nêm, đường. Củ hũ dừa thái miếng vừa ăn, nấm đông cô tươi thái đôi. Cho đậu Hà Lan, nấm, và củ hũ dừa vào nấu chín, nêm nếm lại cho vừa ăn. Không nên để canh sôi lâu sẽ làm củ hũ dừa bị nhũn và mất đi độ giòn của nó.

    Cổ hũ dừa nấu canh sườn

    Nguyên liệu:

    + 300g cổ hủ tươi.

    + 300g sườn.

    + Muối, tiêu , đường, bọt ngọt, hành lá.

    Cách làm:

    Sườn có thể mua loại già hay non cũng được, chặt khúc rửa qua bằng nước muối rồi xả lại nước lạnh cho sạch, để ráo. Ướp sườn với chút muối tiêu đường, bột ngọt để 15 -20 phút. Cổ hủ cắt miếng cỡ ngón tay cái, ngâm với chút nước chanh cho trắng, vớt ra xả qua nước lạnh, để ráo.Hành để nguyên phần đầu, còn phần lá xắt nhỏ.

    Nấu nước nóng già, nêm chút muối, cho sườn vào nấu cùng với mấy đầu hành. Khi nước sôi hớt bọt, vặn nhỏ lửa, hầm chừng 30 phút sườn mềm. Cho cổ hủ vào, mở lửa lớn cho mau sôi. Cổ hủ rất mau mềm. Nêm lại vừa ăn. Tắt bếp cho hành lá vào. Khi ăn cho chút tiêu cho thơm.

    Món cổ hủ dừa hầm sườn ăn rất ngon, nhưng làm món hầm các bạn lấy khúc giữa là vừa, đừng lấy khúc đầu mềm quá ăn không đúng “điệu”. Phần đầu chỉ hợp với món gỏi, còn phần cuối lại xơ, già không ngon.

    Lưu ý: Có thể thay cổ hũ tươi bằng cổ hũ dừa muối chua sẽ cho bạn món canh sườn chua rất ngon!

    Củ hủ dừa hầm xương

    Nguyên liệu:

    + 300 gr cổ hũ dừa.

    + 500 gr giò heo.

    + 100 gr cà rốt.

    + 10 gr hành lá.

    + 10 gr ngò rí.

    Cách làm:

    + Giò heo rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp chút gia vị, để 15 phút cho thấm.

    + Cổ hũ dừa cắt miếng vừa ăn, ngâm vào nước có pha ít chanh để cổ hũ dừa được trắng.

    + Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, tỉa hoa, cắt miếng vừa ăn

    + Cho vào nồi khoảng 1,5 lít nước, cho giò heo vào hầm mềm, nêm chút gia vị

    + Khi giò heo mềm, cho cà rốt vào nấu sôi lại cho vừa mềm, cho cổ hũ dừa vào, nước sôi lại nêm gia vị cho vừa ăn.

    Củ hủ dừa mua ở đâu

    "Mua củ hủ dừa ở đâu” là câu hỏi khá nhiều của những người mới lần đầu tìm mua củ hủ dừa, củ hủ dừa đã tạo ra rất nhiều giá trị khách hàng, khi tổ chức tiệt tùng gì đó khách hàng thường mua củ hủ dừa để làm gỏi đãi khách, hoặc những ngày cuối tuần, cuối tháng, cuối năm khách hàng muốn ăn những món mới lạ khi đó khách hàng thường đến những địa chỉ uy tín cung cấp củ hủ dừa mới, lõi non và giòn, giao hàng nhanh chóng nhất.

    Về phần người nông dân, củ hủ dừa đã tạo ra thu nhập cho bà con nông dân có thêm thu nhập, củ hủ dừa đang được thị trường biết đến nhiều hơn chỉ bằng việc ăn chơi hay là các món ăn dãn dị mang đậm chất văn hóa Việt.

    Mua củ hủ dừabán đâu chất lượng đảm bảo, dịch vụ chuyên nghiệp? hiện nay Okfood là đơn vị chuyên cung cấp các loại thực phẩm có chất lượng cao, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm của Việt Nam, trong đó có củ hủ dừa. Các nhà vườn từ các miền Tây đã liên hệ rất nhiều đến Okfood đễ sẵn sàng bán những cây dừa trong vườn để lấy củ hủ dừa, Okfood rất vui khi được làm cầu nối giữa nhà vườn và khách hàng trên cả nước.

     

    để mua củ hủ dừa giao hàng tận nơi về ăn sống hoặc chế biến, chất lượng sản phẩm củ hủ dừa tại Okfood thuộc loại tuyển chọn loại nhất! củ nào cũng rất non, lõi rất giòn ăn là ghiền. Ngoài chất lượng củ hủ dừa đỉnh Okfood còn có dịch vụ giao hàng chuyên nghiệp giao tận nơi theo yêu cầu khách hàng, thông thường củ hủ dừa được chuyển đến nhà khách hàng vào sáng sớm bang mai chỉ sau một đêm đặt hàng. Khách hàng mua củ hủ dừa xong chỉ mỗi việc nữa là lên trang bài viết này và thực hiện theo các bước chế biến thế là đã có món ngon cho ngày lành.

    Giá bán củ hủ Dừa

    Các sản phẩm tại Nông sản Vũ Lâm bán khá ổn định, cung cấp quanh năm, khách hàng có thể đặt hàng bất cứ khi nào mình muốn với mức giá không đổi, hơn nữa khách hàng được miễn phí vận chuyển khu vực nội thành khi mua củ hủ dừa nặng từ 5kg trở lên.

    Củ hủ dừa bao nhiêu 1kg: 75.000đ/kg.

    Nguồn tham khảo:

    https://cheesewerks.com/san-pham/cu-hu-dua/

    https://huongrung.net/san-pham/cu-hu-dua/

     

    Nông sản Vũ Lâm

    Nông sản Vũ Lâm chuyên cung cấp các loại gia vị, thảo dược chất lượng cho các công ty, nhà mày sản xuất thực phẩm và dược phẩm trên toàn quốc.

    Địa chỉ: 5/1 Đinh Thị Thi – F Hiệp Bình Phước – quận Thủ Đức – Tphcm

    Số đt: 0909.652.109

    Website: https://cheesewerks.com
    https://huongrung.net

    Email: vulam@nongsanvulam.com

     


    votre commentaire
  • Giới thiệu về sâm dây Ngọc Linh

    Sâm dây Ngọc Linh hay còn có tên gọi khác là đảng sâm, thường được mọc trong các cánh rừng thưa ở ngọn núi Ngọc Linh ở Kon Tum.  Nơi có khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp để sâm dây phát triển được nhiều người biết đến. Đây là một loại dược liệu thường được các thầy thuốc sử dụng trong các thang thuốc “thập toàn đại bổ”.

    Sâm dây Ngọc Linh thuộc loại rễ sinh củ, thân sâm nhiều nhánh rễ, cứng và to sần sùi, có màu vàng nâu sâm như màu cánh gián. Ở Kon tum, sâm dây Ngọc Linh là một loại dược liệu phổ biến, mỗi nhà đều sẽ có vài bình rượu sâm dây để tiếp khách vào những sự kiện, dịp lễ, tết.

    Sâm dây Ngọc Linh có tác dụng gì

    Sâm dậy Ngọc Linh phân bố ở đâu?

    Trong tự nhiên, Sâm Dây Ngọc Linh không những phổ biến tại Việt Nam mà còn được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như: tỉnh Sơn Tây-Trung Quốc, Cordonklokke-Na Uy, Snerleklokke-Đan Mạch, Fattigmans-Thụy Điển, Ấn Độ, Triều Tiên…. 

    Ở nước ta bạn có thể tìm thấy Sâm Dây Ngọc Linh được phân bố ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, tại tỉnh Lâm Đồng: Đức Trọng, Cao nguyên Langbiang, các vùng lân cận chân núi Ngọc Linh. 

    Thu hái và chế biến 

    Thông thường, để thu hái được Sâm Dây, đồng bào người Xê Đăng sẽ phải chờ quãng thời gian dài từ khi ra hoa đến khi ra quả từ tháng 5 – tháng 9 có khi kéo dài đến tháng 12 tùy khu vực. Mãi đến mùa xuân hoặc đầu mùa mưa, từ gốc mới bắt đầu mọc lên 1 – 2 chồi sinh trưởng. 

    Thành phần dược chất bên trong 

    Hiện nay, các nhà khoa học sau khi tiến hành nghiên cứu đã tìm thấy trong Sâm có chứa các hoạt chất “thập toàn đại bổ” vô cùng quý giá cho sức khỏe con người như: 

    ·        Saponin, Alkaloid – 2 thành phần chữa bệnh hàng đầu mà các cây Sâm nào cũng có. 

    ·        Ngoài ra, còn có những hoạt chất Axid Amin,  Vitamin C 85,5mg%, Sterol, Codonopsine, Codonopsis Pilosula, Polysaccharides, Codonolactone, Protid 4,2%, Glucid 13,1%, Xơ 3,3%, Caroten 3,6mg%. 

    ·        Các thành phần phụ gồm: Tinh dầu, Glucosid Sentellarin, chất khoáng, các nguyên tố vô cơ, các nguyên tố vi lượng, giúp bồi bổ năng lượng, hồi phục cơ thể cho bệnh nhân nhanh chóng. 

    Sâm dây Ngọc Linh có tác dụng gì

    Trong tự nhiên, sâm dây Ngọc Linh không chỉ riêng ở Kon Tum mà còn tìm thấy ở nhiều nơi ở các tỉnh phía Bắc ở nước ta như: Hà Giang, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Lâm Đồng,...Tuy nhiên, nơi có được sâm dây ngọc linh với dược tính tốt thì ở vùng núi Ngọc Linh – Kon Tum là nổi tiếng nhất. Vậy cụ thể sâm dây ngọc linh có tác dụng gì?

    Tăng cường sức đề kháng, giải độc thanh lọc cơ thể.

    Tăng cường chức năng gan, bảo vệ tế bào gan

    Giảm căng thẳng mệt mỏi, điều hòa ổn định huyết áp, giảm cholesterol, tăng khả năng sinh sản hồng cầu

    Cường dương bổ thận, tăng cường sinh lực

    Nâng cao thị lực, tinh thần minh mẫn

    Hỗ trợ tiêu hóa, ăn ngon, ngủ ngon

    Hỗ trợ người bị đái tháo đường, giảm đường huyết

    Điều hòa hoạt động tim mạch, chống lão hóa, giúp da hồng hào.

    Ngăn ngừa ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư

    Lưu ý: Tác dụng tùy thuộc vào cơ địa của từng người

    Cách sử dụng sâm dây ngọc linh tươi khô

    Để tác dụng sâm dây phát huy một cách hiệu quả, chúng ta sẽ có các cách dùng sâm dây tươi được nhiều người biết đến là dùng sâm dây ngọc linh ngâm rượu, ngâm mật ong, dùng sắc nước để uống, nấu ăn

    Cách ngâm rượu sâm dây ngọc linh: Với 1kg sâm dây tươi thì ta sẽ ngâm được 5 lít rượu ngon (khoảng 40 độ), còn với 1kg sâm dây khô thì ta ngâm 10l rượu. Ngâm trong khoảng 1 tháng là dùng được, nên ngâm rượu trong bình thủy tinh để đem lại chất lượng tốt. Rượu sẽ sâm dây ngọc linh sẽ có mùi thêm nồng, màu sắc vàng cánh gián, vị ngọt. Mỗi ngày uống 2 lần vào buỗi trưa và tối, mỗi lần 100ml sẽ rất tốt cho sức khỏe.

    Cách ngâm rượu Sâm dây Ngọc Linh tươi

    Cách sắc sâm dây ngọc linh nấu nước uống: dùng khoảng 30-40g sâm dây ngọc linh tươi nấu với 2 lít nước. Rửa sạch, cắt khúc sâm dây bỏ vào đun sôi (đun sôi trong 5 phút để ra hết chất sâm). Nước sâm dây sẽ có màu vàng, mùi thơm, ngọt mát, ngon khi uống nóng. Nên sắc uống vào buổi sáng và trưa, hạn chế uống buổi tối vì các dược chất kích thích thần kinh gây khó ngủ.

    Cách dùng sâm dây ngọc linh ngâm mật ong: Thái lát mỏng sâm dây rồi hong gió cho khô, sau đó cho vào lọ thủy tinh đổ mật ong vào ngập sâm. Có thể dùng 5-7 lát mỗi ngày.

    Một số lưu ý khi sử dụng sâm dây ngọc linh

    ·        Không uống nước trà trong quá trình sử dụng sâm dây ngọc linh vì sẽ làm mất tác dụng của sâm dây

    ·        Sau khi dùng sâm dây ngọc linh thì không được ăn củ cải, đồ hải sản (sẽ kị nhau)

    ·        Phụ nữ mang thai, người cao huyết áp, đau bụng, chướng bụng, đầy bụng...không được dùng sâm dây ngọc linh

    Cách bảo quản sâm dây ngọc linh

    ·        Đối với sâm dây tươi thì ta bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, hàng khô thì chỉ cần đóng kín để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

    Nguồn bài viết:

    https://cheesewerks.com/san-pham/sam-day-ngoc-linh/

    https://huongrung.net/sam-day-ngoc-linh-co-tac-dung-gi/ 

    Nông sản Vũ Lâm

    Nông sản Vũ Lâm chuyên cung cấp các loại gia vị, thảo dược chất lượng cho các công ty, nhà mày sản xuất thực phẩm và dược phẩm trên toàn quốc.

    Địa chỉ: 5/1 Đinh Thị Thi – F Hiệp Bình Phước – quận Thủ Đức – Tphcm

    Số đt: 0909.652.109

    Website: https://cheesewerks.com 

    https://huongrung.net 

    Email: vulam@nongsanvulam.com 

     


    votre commentaire
  •  

    Tiêu lốt là gì? Sơ lược về Tiêu lốt

    Công dụng của tiêu lốt được rất nhiều người biết đến như một thần dược. Hơn thế tiêu lốt còn được xem như một loại gia vị nêm nếm món ăn trong các nhà hàng và các gia đình truyền thống. Loại gia vị này đặc biệt được yêu thích ở Ấn Độ.

    Trong ẩm thực gia vị luôn là một yếu tố quan trọng nhất để làm nên một món ăn ngon. Chúng ta thật may mắn được sống trong thời kỳ thương mại thuận lợi, nhờ vậy mà ta có thể thưởng thức nhiều loại gia vị từ khắp nơi trên thế giới.

    Ngoài những loại gia vị phổ thông ta được trải nghiệm thêm những gia vị cao cấp khác. Nhưng có một số loại gia vị truyền thống nổi tiếng của thế giới đã từng bị quên lãng

    Tiêu dài (Long Peppers) tên Việt Nam là Tiêu Lốt. Tiêu lốt hầu như vắng mặt một thời gian dài trong thế giới ẩm thực

    Ở Châu Âu từ Rome cổ đại đến Phục Hưng tiêu dài luôn có mặt trong bếp như một gia vị truyền thống. Nhưng sự xuất hiện của ớt từ thế giới mới và sự phát triển ngày càng mạnh của tiêu đen dần lấn mất đi chổ đứng của nó trong ẩm thực. So với tiêu tròn hương vị tiêu dài phức tạp hơn nhiều

    Vị tiêu dài được xem như là sự kết hợp tinh tế giữa cai nồng của tiêu đen vị ấm của quế của nhục đậu khấu và mùi hương đặt trưng của xạ hương. Ở Việt Nam ngày nay không mấy người biết đến tiêu dài.

    Hiện nay tiêu đen được sử dụng đại trà và thay thế hầu như hoàn toàn tiêu lốt. Người dân miền tây, miền đông vẫn còn thường trồng tiêu lốt ở hàng rào.

    Tiêu lốt là gia vị đóng một vai trò quan trọng trong ẩm thực phương Đông cũng như trong ẩm thực phương Tây

    Nó mang lại không chỉ là hương vị trong ẩm thực mà còn lợi ích sức khỏe cho chúng ta mà không phải loại gia vị nào cũng có được.

    Đặt biệt hơn nếu dùng tiêu lốt trong bữa ăn thường ngày không chỉ thêm hương vị mà cũng tốt cho sức khỏe khỏe hơn.

    Ở phương tây các món salad ăn sáng hoặc ăn trưa có tác dụng làm tiêu hao lượng mỡ thừa giúp giảm cân tuyệt vời.

    Thành phần hóa học có trong Tiêu Lốt

    Tất bạt (Tiêu lốt) có tinh dầu, thành phần chủ yếu có Pipenne, palmitic acid, tetrahydropiperic, N-Isobutyl-deca-trans-2-trans-4-dienamide, sesamin, trong rễ có pipeartin, piperlogumin.

    Tác dụng dược lý của Tiêu lốt

    Theo Y học cổ truyền: thuốc có tác dụng ôn trung, chỉ thống.

    Chủ trị các chứng bụng lạnh đau, nôn, tiêu chảy. (Trích đoạn Y văn cổ)

    Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại

    Tác dụng kháng khuẩn tinh dầu Tiêu lốt có tác dụng ức chế các loại Staphylococcus aureus, Bacillus subtilus, bacillus cereus, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lị.

    Dịch Tiêu lốt chích vào màng bụng có tác dụng hạ thân nhiệt chuột.

    Piperine có tác dụng chống co giật.

    Thuốc có tác dụng giãn mạch ở da, nên lúc uống thuốc có cảm giác nóng toàn thân.

    Trên thực nghiệm thuốc có tác dụng chống thiếu máu cơ tim, tăng sức chịu đựng ở trạng thái thiếu dưỡng khí, chống rối loạn nhịp tim (chủ yếu là thành phần tinh dầu).

    Công dụng của tiêu lốt

    Tiêu lốt có nhiều lợi ích sức khỏe. Nó giúp giải phóng ra chất nhờn tích tụ trong đường hô hấp. Tiêu dài giúp giảm đau và chóng viêm. Được sử dụng như là một kích thích tình dục bởi vì nó tăng cường hệ thống sinh sản.

    Được điều chế các loại thuốc điều trị đau thần kinh tọa và liệt nửa người.

    Tiêu dài còn được xem là loại thảo dược giảm cân hiệu quả

    Thuốc vị cay tính nhiệt

    Sách Bản thảo cương mục: nhập thủ túc dương minh kinh.

    Quy Kinh: Tỳ, vị, Đại trường kinh, phế kinh, Bàng quang kinh, Can kinh, Thận kinh.

    Công Năng: Ôn trung tán hàn, Hạ khí chỉ thống.

    Sách Bản thảo thập di: ôn trung hạ khí, bổ yêu cước (làm mạnh chân và thắt lưng), sát tinh khí (làm hết mùi tanh), tiêu thực , trừ vị lãnh, âm sán, huyền tích (trị chứng nổi hạch, báng ở bụng)

    Sách Cảnh nhạc toàn thư: thiện ôn trung hạ khí, trừ vị lãnh, tích âm hàn. Trị hoắc loạn, đau bụng trên, nôn đàm lạnh, ợ chua, chứng tả lî hư hàn bụng sôi. Vị thuốc rất cay, nên cùng dùng với những loại thuốc ngọt ôn để bổ như Sâm, truật, Qui, Địa thì hiệu lực rất tốt. Dùng bột thuốc thổi mũi trị đau nửa đầu do phong, trị răng đau, Chữa các chứng đau lưng, chứng đi lỵ vì lạnh, chứng thổ tả, đau răng, tim mạch vành, đau thắt lưng.

    Tác dụng trị bệnh của Tiêu lốt

    ·         Trị đau bụng, nôn, tiêu chảy do tỳ vị hàn: cùng dùng với Cao Lương khương.

    Có thể dùng độc vị bột Tiêu lốt uống với nước cơm hoặc phối hợp với các loại thuốc ôn tỳ vị để dùng.

    ·         Trị tiêu chảy kéo dài: Tiêu lốt phối hợp với Đảng sâm, Can khương, Bạch truật, Nhục quế trị tiêu chảy do tỳ vị hư hàn.

    ·         Trị đau răng sâu: Tiêu lốt bột xát vào vùng răng đau hoặc dùng với hạt tiêu lượng bằng nhau, gia ít sáp ong viên thành viên nhỏ bằng hạt vừng. Cho vào nơi răng đau 1 – 2 hạt.

    ·         Trị chảy nước mũi: thuốc tán thành bột mịn thổi vào mũi.

    ·         Trị thiên đầu thống: Tất bạt tán thành bột mịn. Bảo bệnh nhân ngậm một ngụm nước nóng, đau bên nào thì hít khoảng 0,4g bột vào mũi bên đó.

     

     

    ·         Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Hạt tiêu lốt được phát hiện là có khả năng làm giảm glucose trong máu ở nhiều bệnh nhân tiểu đường và ngăn ngừa các biến chứng khác có liên quan đến rối loạn.

    ·         Bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị gan to: Tiêu lốt được biết đến là có chức năng bảo vệ gan, có thể giúp quản lý ngộ độc gan và ngăn ngừa bệnh vàng da.

    ·         Ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng: Gốc rễ và trái của tiêu lốt có thể có hoạt tính chống amoebic và chống nhiễm trùng.

    ·         Một số các chuyên gia còn cho thấy tiêu lốt có thể giúp điều hòa dòng chảy của máu trong cơ thể, ngăn ngừa rối loạn trong phổi chúng ta, hỗ trợ chức năng của xương và nâng cao sức mạnh của xương, làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện sức khỏe của da.

    ·         Đối với các đầu bếp lớn, các nhà hàng lớn đều đa phần sử dụng tiêu lốt trong các món ăn bởi tính thảo dược trong nó giúp cho món ăn ngon hơn và giúp cho khách hàng của họ thấy ngon miệng, chính vì vậy mà một vài món ăn sử dụng ớt có thể thay thế bằng tiêu lốt như một gia vị tương đương ớt.

    Ngoài ra, công dụng của tiêu lốt còn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh như sau:

    Hỗ trợ điều trị bệnh đột quỵ.

    Hỗ trợ điều trị bệnh ho, hen suyễn.

    Hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, sốt, nhức đầu, đau răng.

    Hỗ trợ điều trị bệnh động kinh.

    Hỗ trợ điều trị mất ngủ.

    Trên đây là bài viết về công dụng của tiêu lốt, hi vọng sẽ giúp bạn biết nhiều hơn về thảo dược này và áp dụng vào để phòng và điều trị bệnh. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.

    Nguồn:
    https://cheesewerks.com/san-pham/tieu-lot/

    https://huongrung.net/san-pham/tieu-lot/

    Nông sản Vũ Lâm

    Nông sản Vũ Lâm chuyên cung cấp các loại gia vị, thảo dược chất lượng cho các công ty, nhà mày sản xuất thực phẩm và dược phẩm trên toàn quốc.

    Địa chỉ: 5/1 Đinh Thị Thi – F Hiệp Bình Phước – quận Thủ Đức – Tphcm

    Số đt: 0909.652.109

    Website: https://cheesewerks.com 

    Map: https://g.page/r/CWvvzEogy9OjEAE

    Email: vulam@nongsanvulam.com

     

     


    votre commentaire
  • Lá mắc mật là lá gì?

    Cây mắc mật vốn đã rất quen thuộc từ rất lâu đối với người dân Việt Nam. Đặc biệt là lá Mắc Mật, có thể làm gia vị cho các món quay, nước thịt rất đặc trưng, hợp và thơm ngon: như thịt bò, gà, vịt, lợn, trâu… Ngoài làm gia vị món ăn, mắc mật còn có nhiều công dụng khác như cải thiện đường tiêu hóa cũng, giảm đau, viêm khớp rất hiệu quả.

     

    Đặc điểm cây Mắc Mật

    ·         Tên gọi khác: Mác mật, Móc mật, Hồng bì núi, Củ khỉ, Dương tùng, Châm châu, Nhâm hôi

    ·         Tên khoa học: Clausena indica  Daizell (Oliv.)

    ·         Thuộc họ cam (Rutaceae)Cây sinh trưởng thường ở độ cao 500m trở nên

    Nhiệt độ thích hợp: 20-23 độ C.

    Chiều cao trung bình: 5-8m.

    Là cây ưa ánh sáng và chịu hạn tốt.

    Từ “Mắc mật” là tiếng Tày-Nùng và có thể dịch thành “quả ngọt”.

    Lá mắc mật là dạng lá kép lông chim có màu xanh đậm. Mặt trên có màu căng bóng còn mặt sau có lớp lông mỏng. Quả mọc thành từng chùm, giống quả hồng bì nhưng to hơn, đường kính 9-13mm, khi chín có màu trắng nhờ đến trắng trong và chứa 1-2 hạt. Mắc mật ra hoa tháng 4-5, quả chín vào tháng 7-8, quả còn non có màu xanh đậm, trên vỏ có túi tinh dầu, nhẵn bóng.

    Cây trồng từ hạt 4-5 năm sau có quả; cây trồng từ cây ghép 2-3 năm cho quả, cây có tuổi thọ khoảng 40 năm. Cây trưởng thành bình quân cho năng suất 40-50kg/cây.

    Cây có nguồn gốc từ các vùng núi phía bắc Việt Nam, Srilanka, Ấn Độ.

    cây mắc mật

    cây có tuổi thọ khoảng 40 năm

    Công dụng của cây Mắc Mật

    Quả mắc mật có rất nhiều Vitamin C, có vị hơi chua ngọt có thể ăn tươi hoặc dùng để nấu, kho trong một số món ăn.

    Lá Mắc Mật đặc biệt có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi rất cao, chứa tinh dầu. Đó là những chất rất cần thiết cho Gan, giảm đau, lợi mật và kích thích tiêu hóa.

    Rễ và lá thường được sấy khô và làm dược liệu trong đông y.

    Hạt mắc mật còn được phơi khô, xay ra làm gia vị rất ngon.

    Một số nơi, người dân bản địa còn dùng cây mác mật để làm thuốc chữa cảm sốt, phong thấp, lá nấu nước gội đầu làm sạch gầu.

    Tinh dầu Mắc Mật có chủ yếu ở lá, vỏ quả, hạt, cuống lá, cuống quả. Nhiều nhất là vỏ quả (5,5%), sau đó đến lá (2,7%), hạt (1,5%)…

    cây mác mật để làm thuốc chữa cảm sốt, phong thấp

    cây mác mật để làm thuốc chữa cảm sốt, phong thấp

    Cách trồng và chăm sóc cây Mắc Mật

    Cây có thể được trồng bằng 2 phương pháp: Trồng bằng cây hoặc ghép cây.

    Trồng bằng hạt

    Phơi hạt 2-3 ngày ngoài nắng dịu, rồi ngâm hạt trong nước ấm vừa chừng 6-12 tiếng. Sau đó đem hạt vào bầu đất. Nhớ giữ bầu đất luôn ẩm và để nơi râm mát.

    Khi cây được 3-4 cặp lá, có thể bón phân chuồng để kích thích sinh trưởng. Sau 1 năm, khi cây cao 15-20cm có thể đem trồng ngoài vườn.

    Trồng bằng phương pháp ghép cây:

    Ưu điểm: thời gian sinh trưởng nhanh hơn nhiều có với phương pháp trồng bằng hạt

    Chú ý chọn cành ghép khỏe mạnh, không sâu bệnh, cành bánh tẻ khoảng 1-1,5cm có sức sinh trưởng tốt để ghép.  Cành ghép có khoảng 4, 5 chồi non cắt vát hai bên đầu cành ghép vào cành ghép gốc. Sau 20 ngày đã bắt đầu đâm rễ ở phần ghép. Sau 6 tháng đã có thể đem ra vườn trồng.

    Cách trồng

    Ủ phân bón lót 1 tháng khử trùng

    Đào một hố nhỏ (sâu hơn kích thước bầu đất chừng 2-3cm), gỡ nilon rồi cho bầu cây xuống hố, phủ đất lại. Chú ý đặt bầu cây nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương đến rễ cây.

    Cắm cọc và chằng thân cây chắc chắn để tránh bị ảnh hưởng của gió mưa.

    Tiến hành tưới nước, giữ ẩm thường xuyên cho đất.

    Cách chăm sóc:

    Khi rễ mới phát triển (sau khoảng 1 tháng). Ta tiến hành bón đạm theo chu kỳ 1 tháng/ lần.

    Bón phân NPK 2 lần / năm với 2 năm đầu tiên cho cây phát triển tốt, mỗi lần chừng 0,5kg.

    Sau mỗi năm bạn tiến hành tăng lượng phân bón thêm 10%.

    Khi cây ra hoa, có quả bón 1 – 2kg NPK/cây, bón cách gốc 1 – 1,5m, bón bổ sung 0,2 – 0,3 kg vôi/ cây.

    Thường xuyên làm cỏ quanh gốc cây giúp cây tận dụng được chất dinh dưỡng triệt để.

    Chú ý cắt tỉa cành trong 2 năm đầu cho cây để cây có bộ khung cành khỏe mạnh sau này.

    Cây chịu hạn tốt, tuy nhiên mùa khô cũng cần tưới nước thường xuyên để cây sinh trưởng và phát triển tốt.

    Phòng trừ sâu bệnh cho cây:

    Cây Mắc Mật có tinh dầu nên ít sâu bệnh. Tuy nhiên, để cây phát triển tốt thì cần kiểm tra theo dõi để phòng ngừa kịp thời sâu bệnh hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây nhất là thời kì thu hoạch quả.

    Lá mắc mật có tác dụng gì? 

    • Lá móc mật tươi. khô làm tăng hương vị cho các món ăn đặc biệt là cá món nướng, quay như heo quay, gà quay, vịt quay….
    • Quả móc mật có vị ngọt hơi chua có thể dùng để ăn tươi hoặc dùng để nấu một số món ăn. Đặc biệt là món quả móc mật ngâm với măng, ớt ăn với cơm thì không có gì tiệt hơn.
    • Hạt móc mật được dùng để xay bột phục vụ nhu cầu chế biến của con người.

    Trong y khoa móc mật có những tác dụng như:

    • Lá móc mật: Có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp bảo vệ gan, lợi mật
    • Tinh dầu lá móc mật: có tắc dụng giảm đau, bảo vệ gan
    • Lá và rễ của cây mắc mật được sử dụng trong đông y để điều trị bệnh, tăng cường sức khỏe cho con người.

    Cách sử dụng lá mắc mật tươi

    Lá móc mật được dùng trong rất nhiều món ăn. Sau dây là một số món ăn từ lá móc mật.

    Vịt Quay lá móc mật: 

    Vịt cỏ một con 1,5kg mổ moi, quả móc mật khô 10g, lá móc mật tươi, rửa sạch để ráo nước,bột quả hồi, bột vỏ quế, hành khô, gừng, tương khô hoặc chao. Vò lá móc mật dập sau đó cho vơ các nguyên liệu trộn đều với hạt nêm, mì chính, muối đường… Sau đó cho vào bụng con vịt và khâu lai và xiên cây nướng nhớ quét mỡ cho da vịt không cháy.

    Chân giò lá móc mật:  

    Chân giò 1cái rút xương, Riềng củ tươi xay: 2 muỗng, sả củ băn nhỏ, Lá móc mật tươi. Hành khô phi, tiêu, gia vị. Sau đó trộn đều quơ cho vào bên trong chân giò và khâu lại rồi cho chân giò vào chảo dầu nóng chiên.

    Nguồn:

    https://cheesewerks.com/san-pham/la-mac-mat/
    https://huongrung.net/san-pham/la-mac-mat/

    Nông sản Vũ Lâm

    Nông sản Vũ Lâm chuyên cung cấp các loại gia vị, thảo dược chất lượng cho các công ty, nhà mày sản xuất thực phẩm và dược phẩm trên toàn quốc.

    Địa chỉ: 5/1 Đinh Thị Thi – F Hiệp Bình Phước – quận Thủ Đức – Tphcm

    Số đt: 0909.652.109

    Website:

     https://cheesewerks.com
    https://huongrung.net/ 

    Email: vulam@nongsanvulam.com

     


    votre commentaire
  • Cây nhàu là cây gì?

    Cây nhà hay còn có tên cây ngao, nhau núi, giầu.

    Tên khoa học Morinda citrifolia L. Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.

    quả nhàu

    quả nhàuquả nhàu

    Mô tả thực vật cây nhàu

    Cây nhàu là một cây cao chừng 6-8m, thân nhắn, thường mọc hoang ở những nơi ẩm thấp dọc bờ sông bờ suối.

    Cây có nhiều cành to, lá mọc đối hình bầu dục, nhọn ở đầu, dài 12-15cm. Hoa nở vào tháng 1-2. Quả chín vào tháng 7-8. Quả hình trứng, xù xì, dài chừng 5-6cm, khi non có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng hoặc hồng, mùi nồng và cay. Ruột quả có một lớp cơm mền ăn được, chính giữa có một nhân cứng. Nhân dài chừng 6-7mm, ngang chừng 4-5mm, có 2 ngăn chứa 1 hạt nhỏ mềm ( Hình 238 ).

    Nguồn: https://cheesewerks.com/san-pham/qua-nhau-kho/


    votre commentaire


    Suivre le flux RSS des articles de cette rubrique
    Suivre le flux RSS des commentaires de cette rubrique