-
Bột dành dành - Nông sản Vũ Lâm
Bột dành dành là gì?
Bột dành dành là một loại bột được xay ra từ quả dành dành hay còn gọi là Chi tử, một vị thuốc được sử dụng phổ biến trong YHCT. Ngoài ra, màu vàng đặc trưng của quả dành dành sau khi phơi khô còn được nghiền thành bột dành dành và sử dụng làm thực phẩm tạo màu tự nhiên được các bà nội trợ tin dùng.
Bột dành dành
Cách dùng bột dành dành nấu xôi
Định lượng bột dành dành:
Tỷ lệ như sau: cứ 15g – 20g bột dành dành, sử dụng cho 1kg gạo xôi tùy sở thích màu vàng nhạt hay đậm (Cách ước lượng bằng hạt: 100gr hạt chia đều thành 5 hoặc 7 phần, rồi lấy 1 phần để đồ 1kg gạo)
Cách làm:
- Gạo nếp đãi sạch ngâm riêng khoảng 6-7 tiếng cùng nước trắng cho mềm, vớt ra để ráo nước.
- Bột dành dành cho vào túi lọc ngâm vào 200ml nước, nếu là hạt dành dành cũng ngâm cùng 200ml nước lạnh (200ml nước cho 1kg gạo, dùng nhiều nước hơn khi trộn gạo không ngấm hết, lãng phí),
- dùng tay bóp cho tiết ra hết màu vàng, lọc sạch rồi đem nước màu này trộn đều cùng gạo nếp đã để ráo nước
- Trộn xong nên xôi ngay để tránh giảm chất lượng màu và nhớ là khi nước trong chõ đã xôi, nhất định giảm lửa nhỏ lại, xôi mới ngon và màu đẹp.
Lưu ý:
- Khác với xôi lá cẩm, xôi hạt dành dành không đun nóng nước màu để ngâm cùng gạo, mà chỉ trộn nước dành dành với gạo đã ngâm. Giả sử áp dụng cách dùng nước màu ngâm gạo thay nước trắng (như làm với lá cẩm) sẽ dẫn đến hiện tượng khi đồ xôi sẽ không đạt được màu vàng tươi. Ngoài ra, khi trộn nước màu cùng gạo ta sẽ thấy màu chưa lên ngay, đừng vội lo lắng, khi đồ xôi chín lúc đó hạt gạo mới chuyển sang màu vàng óng đẹp..
- Về lượng dùng: Chỉ cần 1 lượng nhỏ bột dành dành, khoảng 15-20gr, tức là 4 – 5 quả là có thể đồ được 1kg gạo xôi có màu vàng đẹp. Trung bình để đồ 2kg gạo, ta nên dùng khoảng 25g hạt khô. Dùng nhiều hơn hay ít hơn đều có thể được, bởi sách vàng của hạt dành dành dù nhạt hay đậm đều có nét thẩm mỹ riêng.
Quả dành dành là quả gì?
Quả dành dành còn gọi là sơn chi tử, chi tử.
Tên khoa học Gardenia jasminoides Ellis (Gardenia florida L.).
Thuộc họ Cà phê Rubiaceae.
Cây dành dành cho ta vị thuốc gọi là chi tử. Chi tử (Fructus Gardeniae) là quả dành dành chín phơi hay sấy khô. Chi là chén đựng rượu, tử là quả hay hạt, vì quả dành dành giống cái chén uống rượu ngày xưa. Gardenia là tên nhà y học kiêm bác học, Florida là nhiều hoa.
Quả dành dành
Mô tả thực vậy cây dành dành
Dành dành là một loại cây nhỏ, cao chừng 1-2m thường xanh tốt quanh năm, thân thẳng nhẵn. Lá mọc đối, có lá kèm to, mặt trên màu sẫm, bóng. Hoa mọc đơn độc, cánh hoa màu trắng, không cuống, có mùi thơm. Nở vào mùa hè. Quả hình chén với 6-9 góc, có 2-5 ngăn, khi chín có màu vàng đỏ, chứa rất nhiều hạt, mùi thơm vị đắng.
Phân bố, thu hái và chế biến quả dành dành
Dành dành mọc hoang và được trồng tại nhiều vùng ở miền Bắc nước ta. Tại miền núi, dành dành thường thấy mọc hoang ở ven suối. Tại đồng bằng, nhân dân thường trồng làm cảnh và lấy quả làm thuốc hay để nhuộm bánh trái thành màu vàng (bánh xu xê, thạch). Dành dành còn thấy mọc ở Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản. Vào tháng 8-11, quả chín, hái về ngắt bỏ cuống, để trong 5 phút rồi phơi hay sấy khô.
Quả dành dành rất hút ẩm, cho nên thường xuyên kiểm tra, thấy ẩm phải phơi hay sấy khô lại tránh ẩm mốc. Khi dùng có thể dùng sống (không chế biến gì thêm cả), có thể sao cho hơi sẫm màu hoặc có thể sao cháy đen nhưng chưa thành tro (tàn tính). Trong đông y cho rằng để sống có tác dụng thanh nhiệt (chữa sốt), sao vàng để tả hoa (nóng trong người), sao đen để cầm máu.D
Thành phần hóa học
Trong dành dành có một glucozit màu vàng gọi là gardenia. Khi thủy phân, cho phần không đường gọi là adenin tương tự với chất crocetin, hoat chất của vị hồng hoa. Ngoài ra, trong dành dành còn có tanin, tinh dầu, chất pectin a-creatine là một sắc tố màu vàng, độ chảy 273°C, không tan trong phần lớn dung môi hữu cơ, tác dụng với natri, canxi và amoniac cho muối có tinh thể. Cấu tạo của adenin hay crocetin đã được xác định như sau: Trong dành dành có chứa 10 đến 20% manit.
Quả dành dành có tác dụng gì?
Đối với lượng sắc tố mật. Năm 1951, Lý Hy Thần (Trung Hoa tân y học báo, 2 (9): 660 669) báo cáo, nếu buộc chặt ống mật của thỏ rồi cho thỏ uống cao nước dành dành, thì lượng sắc tố mật trong máu sẽ giảm xuống. Lượng cao dành dành càng tăng thì lượng sắc tố mật trong máu càng giảm nhiều.
Nếu cho uống dành dành liên tục với liều cao vừa đúng rồi mới thắt chặt ống mật thì sẽ thấy kết quả rõ rệt hơn. Cao rượu dành dành cũng cho kết quả tương tự nhưng so với cao nước thì hơi kém hơn Đối với lượng phân tiết nước mật của thỏ, cao nước dành dành cũng có tác dụng như cao rượu. Năm 1954 (Nhật Bản dược lý học tạp chí, 50 h (1): 25-26) một tác giả Nhật Bản nghiên cứu tác dụng muối natri trong dành dành trên chuột bạch nhỏ và thỏ đã chứng minh những chất đó ở có tác dụng làm tăng lượng mật phân tiết và ức chế sắc tố mật xuất hiện trong máu.
-
Commentaires